Cuộc sống làm nông của Tống Đàm - Chương 870: Dựng nhà kính.
Cập nhật lúc: 2025-04-22 17:02:35
Lượt xem: 205
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!
Chuyện mua xe của Tống Tam Thành lại bị dẹp sang một bên, vì cả nhà giờ không ai rảnh đi chọn xe cho ông, mà toàn tâm toàn ý lo tìm người mua vật tư dựng nhà kính.
Việc này không đơn giản chút nào, vì trong trấn chẳng ai chuyên làm mảng này, phải qua tay giới thiệu mới mời được công ty trên thành phố về. Bên đó sau khi khảo sát hiện trường, lập tức đưa ra đề xuất:
“Hay là dựng cái nhà kính 2 mẫu ngay chỗ ruộng bằng phẳng trước cổng đi.”
Thứ nhất, gần nhà, tiện chăm sóc.
Thứ hai, trên núi toàn là sườn dốc, rất khó thi công. Mà đất ruộng dưới này tuy cũng có chênh lệch, nhưng làm nhà kính chỉ cần điều chỉnh móng cọc, hoàn toàn không thành vấn đề.
Chỉ có điều…
Mấy luống rau rải rác ngoài cổng, đang run rẩy trong gió rét, cũng đến lúc chấm dứt c.uộc đời tàn tạ của mình rồi.
“Nhổ sạch! Cày đất! Dưỡng đất! Lấp rãnh lên luống lại từ đầu!”
Bên công ty về lên bản vẽ đo kích thước, ruộng nhà họ Tống đã rộn ràng khí thế hừng hực trở lại.
Đám người như Chu Mao Trụ vừa mới nhàn hạ được vài hôm, đang định tranh thủ đi hái rau kiếm mỗi đêm trăm tệ, thì nay lại có việc mới.
“Anh nói xem!” Ông ta vừa lật đất, vừa hí hửng:
“Làm hai bữa nghỉ hai bữa, vừa kiếm được tiền, vừa có thời gian nghỉ ngơi, đời thế mới sướng!”
Có người bên cạnh nghe thế thì lắc đầu:
“Anh muốn nghỉ, chứ tôi thì không. Nghe chưa, đội làm đường gần tới chỗ mình rồi, đang tuyển người đó! 150 tệ một ngày cơ đấy, tôi tính đi làm thử.”
“Cái gì? Một trăm rưỡi?”
Mọi người mắt sáng rỡ:
“Có bao ăn không? Một ngày làm từ mấy giờ? Làm những gì vậy?”
“Cái này tôi không rõ, để hỏi bí thư đi, cô ấy nắm nhiều tin lắm!”
Quả là đúng như vậy.
Bí thư Tiểu Chúc đang bưng một đĩa bánh bí đỏ chiên, sáng nay nấu cám lợn còn dư lại hai quả bí đỏ, đầu bếp Tưởng sợ mọi người uống canh bí mãi phát ngán, bèn đổi món, đem đi chiên.
Kết quả là… giòn bên ngoài, mềm bên trong, thơm ngọt vừa miệng, không ngấy chút nào, ăn dẻo lại hơi dính răng một chút… Trời ơi, ngon muốn xỉu!
Nên cô mới tiện tay mang một đĩa đến nhà họ Tống, vừa ăn vừa đi hóng chuyện.
“Làm đường hả? Làm đường giờ đâu cần lao lực gì mấy, toàn là máy lu làm phẳng mặt đường.”
“Mọi người chỉ sửa góc cạnh lề đường thôi… Nhưng mà tôi chưa nghe nói đang tuyển người đâu? Công việc kiểu này không cần nhiều người, một con đường mà gọi tới gọi lui cũng đâu ra chi phí.”
Người kia gãi đầu, hơi ngại ngùng:
“Là người nhà tôi nói đó… bảo bên đó cơm nước tệ quá, dân làng khác chán quá bỏ về hết rồi.”
Gì cơ?
Cơm nước tệ đến nỗi người ta nghỉ việc à?
Bí thư Tiểu Chúc không tưởng tượng nổi, vì mỗi ngày cô ta ăn… ờm, để đấy không nói nữa.
Cô ta hứng thú hẳn:
“Sao cơ? Tệ đến mức nào vậy?”
Ai mà không thích tám chuyện!
Thao Dang
Mọi người lập tức tụ lại thành một vòng tròn nhỏ, ánh mắt long lanh hào hứng:
“Không phải cái đoạn đường trước làng Trần đã xong rồi sao? Giờ tới lượt đường làng mình lu lèn, làm lớp nền xi măng nước. Người qua lại đông lắm!”
Mà đông người thì sao?
Chuyện gì cũng bị bóc ra tuốt!
Nói tới đồ ăn…
Mọi người quay sang hỏi bí thư Tiểu Chúc:
“Cô biết ai làm đầu bếp bên đó không?”
“Biết ai?” Cô ta cắn một miếng bánh bí đỏ, tuy hơi nguội rồi nhưng vẫn ngon lắm.
“Là bà cô họ nhà họ Địch làng kế bên đó! Chính là… chị họ của Địch Tiểu Phượng trên núi ấy!”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://www.monkeydtruyen.com/cuoc-song-lam-nong-cua-tong-dam/chuong-870-dung-nha-kinh.html.]
Ui trời ơi! Thật trùng hợp quá!
Bí thư Tiểu Chúc vẫn nhớ như in chuyện lần trước: cái người dấu thịt không rửa rau, mới làm được hai ngày đã bị đổigiờ mắt cô ta cũng sáng lên:
“Lại là bà ấy nữa à?!”
“Là họ hàng gần của nhau đó! Bề ngoài nhìn thật thà vậy thôi… nghe người nhà tôi kể, ngày nào cũng ăn khoai tây mà không gọt vỏ, còn thịt á, cả nồi vớt lên chẳng được ba miếng.”
Mọi người bàn tán xôn xao, và Chu Mao Trụ là người đầu tiên chùn bước:
“Thế thì thôi, tôi không đi nữa.”
“Ông ngốc à! Ăn không no thì về nhà ăn chứ sao! Làm ngay đường làng mình, gần nhà biết bao!”
Chu Mao Trụ im lặng một lúc, rồi lại hừ hừ:
“Nhà tôi giờ cũng chẳng ăn uống ra sao nữa.”
Nguyên nhân rất đơn giản: Lý Lan Hoa mỗi tối đều lên núi hái rau, trước khi hái thì ăn phần cơm bếp chính chừa lại, xong xuôi tầm 4 giờ sáng, bà lại tranh thủ giúp tay nhà bếp, ăn ké thêm bữa sáng.
Dù sao ban ngày cũng không còn việc làm, họ chiều chiều ngủ một giấc, sáng ra ngoài việc lặt vặt trong nhà thì chẳng có gì để làm.
Đã vậy thì, ăn cơm có sẵn, đầu bếp chính nấu, chẳng phải ngon hơn tự nấu ở nhà à?
Thế nên bữa trưa bị lơ là, Chu Mao Trụ đã ba ngày liên tiếp ăn cơm với cải chua xào thịt bằm, giờ dù có đưa thêm món khác cũng chẳng nuốt nổi nữa.
Ông ta hừ hừ:
“Dù sao tôi cũng không đi làm đường đâu, tôi cứ làm bên nhà họ Tống thôi, họ còn phải dựng nhà kính, làm đất, gieo hạt, bận rộn lắm!”
Hai mẫu đất, ông ta một mình chầm chậm làm, cũng đủ cày ăn mấy bữa.
“Nhưng mà nói thật, làm đường này cũng không kéo dài được bao lâu đâu ha?”
Bí thư Tiểu Chúc nhẩm tính:
“Đắp nền đường đến nay cũng hai chục ngày rồi, làng mình chuẩn bị lu lèn làm lớp nền xi măng nước. Sau đó đổ bê tông, chờ khô thì rải nhựa, làm lớp bê tông nhựa…"
“Giai đoạn sau không cần nhiều nhân lực đâu, muốn làm tới Tết thì khó lắm!”
Cô ta cân nhắc:
“Chậm nhất là giữa tháng Mười Hai, làng mình có đường nhựa mới thông rồi!”
A ha!
So với chuyện có việc hay không, tin này còn khiến dân làng vui hơn nữa!
Đường nhựa mà làm xong, xe cộ trơn tru chạy đến tận cửa nhà, con cháu về quê dịp lễ Tết cũng an toàn, thuận tiện hơn.
Cũng không còn sợ ổ gà ổ voi làm trầy gầm xe nữa!
…
Trong lúc cả làng mơ về tương lai, Tống Đàm thì ngồi trong nhà, nhìn sổ tay rối như tơ vò:
“Giáo sư Tống sao còn chưa về nữa!”
Trong cái nhà kính kia, trồng gì để vừa hợp lý, vừa nổi bật, đúng là một bài toán không dễ chút nào!
“Còn cái hội giao lưu gì gì đó nữa, sao cứ phải tổ chức vào mùa đông cơ chứ! Mùa xuân, hạ, thu không được à?”
Xuân – hạ – thu thì trên đồng có gì thu được cái đó, đỡ phải động não!
Giờ thì ngoài củ cải với rau xanh, đất trống trơn, chẳng lẽ c.uối năm mang hai con cá với hai cái giò heo đi dự thi?
Tần Quân thì đã tra tài liệu kỹ càng:
“Các hội giao lưu tổ chức quanh năm bốn mùa, mỗi ngành mỗi nghề đều có. Chẳng qua là trước đây mình không biết, nên tưởng hiếm.”
“Nhưng cái hội giáo sư Tống nói này, quy mô khá lớn.”
Tất nhiên, “hiếm” thì vẫn là “hiếm”, làm nông, ai rảnh đi quan tâm?
Tần Quân bổ sung:
“Tôi tìm hiểu thấy, xuân thu thì mấy hội giao lưu thường hướng đến công chúng.”
“Nhưng mùa đông, hội này có lẽ thiên về chuyên môn hơn, tập trung vào phát triển điểm đặc trưng, giao cho ban giám khảo đánh giá, ví dụ như củ cải nhà ai ăn sống ngọt mát không hăng, đó cũng là một điểm nghiên cứu giống tốt.”
“Sở dĩ tổ chức vào mùa đông, là vì đặc trưng của hội, hội hè xuân thu thì xong sớm rồi, nhưng mấy loại thu muộn hoặc đông sớm chưa kịp thu hoạch, thì chỉ có thể chen vào đợt đông này. Mục đích là tối ưu thời gian, không làm chậm trễ mùa vụ năm sau…”
Bởi vì cây trồng mà lỡ mùa, thì trễ là trễ nguyên năm luôn rồi!